Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của AMV là một trong những dịch vụ tốt nhất – rẻ nhất và nhanh nhất, đến với chúng tôi các bạn không phải lo lắng về các vấn đề liên quan đến giấy tờ và thủ tục hành chính rườm rà.
Lên kế hoạch
- Tôi nên thành lập công ty cổ phần hay thành lập công ty TNHH ?
- Có cách nào giữ tên khi thành lập công ty theo ý muốn của mình không ?
- Vốn điều lệ bao nhiêu thì vừa? có liên quan gì đến việc đóng thuế ? . . . . .
- Hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào ?
- Bạn có thể xem thêm thông tin về : thành lập doanh nghiệp nên quan tâm
- Xem thêm về lập kế hoạch thành lập công ty.
Thủ tục cần lưu ý
1. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty:
Với chính sách khuyến khích kinh doanh, Sở KHĐT yêu cầu có bản copy sao y công chứng (không quá 3 tháng) của CMND ( không quá 15 năm ) những người sáng lập công ty.
2. Chọn lựa loại hình công ty:
Có ba loại hình công ty cơ bản: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân:
– Công ty cổ phần:
Phải có ít nhất 3 thành viên góp vốn khi thành lập công ty.
Người đại diện pháp luật của công ty không được một lúc làm đại diện pháp luật hay tổng giám đốc của một công ty khác.
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Công ty TNHH:
Có thể thành lập công ty 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH chịu trách nhiệm với vốn điều lệ mà mình đăng ký.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp..
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
AMV không chỉ hỗ trợ Bạn trong giai đoạn thành lập công ty mà còn đồng hành trong suốt quá trình hoạt động, nhất là trong việc quản lý hệ thống
kế toán thuế.
Ngành nghề kinh doanh
Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục
đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm
giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là:
- Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
- Các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như nêu ở (i) thì tùy từng
ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:
(i)
xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh); hoặc
(ii) đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke).
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu ở (ii) ở trên (ví dụ như kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỉ đồng), các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như nêu ở (iii), ví dụ như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán, thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí, ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xác định nguồn vốn điều lệ
Các nhà đầu tư cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà đầu tư sẽ dùng để góp vốn
đăng ký doanh nghiệp (ví dụ như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).
Riêng đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và
hạch toán kế toán,
thuế của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cần thiết phải trao đổi với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với nhau – và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp (xem phần 6 bên dưới).
Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi doanh nghiệp được thành lập xong, nhưng các bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp
Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến
loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này.
Mỗi loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý có những thuận lợi (ví dụ như thay đổi cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần không phải
thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, chỉ cần một nhà đầu tư là đã có thể thành lập công ty TNHH) và những khó khăn (ví dụ như công ty cổ phần thì các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu thành lập, công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập, lương trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp tư nhân).
Do đó, các nhà đầu tư cần phải biết trước để
chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý cho phù hợp. Chọn lựa sai có thể tạo sức ỳ, là lực cản tăng trưởng hay thậm chỉ làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
Chọn tên cho doanh nghiệp
Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp. Hiện tại pháp luật cho phép đặt tên cho doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt.
Tuy nhiên, việc đặt tên cho doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số quy định cũng như không được trùng với tên của những doanh nghiệp cùng ngành nghề đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.
Cần xác định địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp thành lập và cả địa điểm của các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có). Mặc dù quy định về đăng ký kinh doanh được áp dụng thống nhất theo Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng trên thực tế, xuất phát từ đặc thù riêng biệt mà ở địa phương có thể có những hạn chế, hay những điều kiện nhất định mà doanh nghiệp ở đó phải tuân theo.
Do đó, việc kiểm tra xem địa điểm kinh doanh dự kiến có được cơ quan cấp phép địa phương chấp thuận hay không trước khi thương lượng thuê nhà cũng rất quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu tâm trước khi nộp
hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Cần có hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ đối với loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì hợp đồng liên doanh mới được yêu cầu phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà thôi.
Tuy vậy, ngay cả với những trường hợp
hồ sơ đăng ký kinh doanh không có yêu cầu thì các nhà đầu tư cũng nên lập hợp đồng hoặc
thỏa thuận thành lập doanh nghiệp nằm trong
Bản điều lệ công ty để có thể xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Nói tóm lại, tùy từng trường hợp riêng biệt của nhà đầu tư mà những công việc pháp lý (như được nêu ở trên) cần chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh. Sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà đầu tư trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuận lợi hơn rất nhiều, tránh được những sự từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa từ cơ quan đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cam kết của AMV
- Hồ sơ hoàn thành TRONG NGÀY.
- Dịch vụ phục vụ tận nơi (bạn không cần đi lại nhiều lần).
- Nhận GP VÀ DẤU công ty trong vòng 7 ngày.
- Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ đồng hành với Quý DN suốt thời gian hoạt động.
Chưa thỏa mãn ? Bạn hãy ghé qua phần hỏi đáp của chúng tôi – trang chuyên hỏi đáp luật doanh nghiệp hoặc gọi điện tới đường dây nóng để được trợ giúp kịp thời.
Hotline: 0947.041.376-0934.414.838