Kế hoạch thành lập công ty
Bạn muốn thành lập công ty để tăng uy tín với khách hàng? Bạn đã sẵn sàng cho việc thành lập công ty ngay bây giờ? Nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để công ty của bạn có thể hoạt động và được Pháp Luật công nhận?Thật đơn giản!!! có 3 giải pháp cho bạn lựa chọn!1. Nếu bạn muốn tìm thủ tục thành lập công ty thì đây chính là thông tin rất hữu ích cho bạn!!
2. Nếu bạn muốn thuê dịch vụ thành lập công ty đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo qua hotline 0934.414.838 - 0947.041.376 để để nhận được những lời tư vấn hữu ích từ các Luật sư có chuyên môn của chúng tôi, và được tư vấn pháp luật trong suốt quá trình hoạt động.!!
3. Nếu bạn muốn tự mình tìm hiểu, và tự mình thực hiện các thủ tục hành chính rườm rà đó thì bạn hãy đọc Điều kiện thành lập công ty
Sau đây là những gì bạn cần quan tâm trước khi thành lập một công ty.
1. Ý tưởng tốt=>Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng kinh doanh bất động sản. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn chứng là nhà của là cái ai cũng phải có nên nhu cầu của nó luôn cao và việc kinh doanh của bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình.
Tương lai, số phận của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo là có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Câu trả lời hết sức đơn giản là: “Hãy tìm ra một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.
2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo=>Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, chi phí đầu ra đầu vào, quản lý hoạt động, thủ tục pháp luật.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Trong số rất nhiều công việc cho kế hoạch kinh doanh của bạn thì bạn đừng bỏ qua các thủ tục hình chính liên quan đến đăng ký kinh doanh.
Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ tới AMVLaw để được tư vấn toàn bộ hành lang pháp lý doanh nghiệp.
3. Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn=>Các công ty lớn chẳng bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.
4. Ngân sách=>Nguồn ngân sách cho doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên hệ với các công ty tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp. Họ có rất nhiều đối tác, khách hàng. Họ sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.
5. Địa điểm kinh doanh=>Sự ra đời của thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một bộ phận doanh nghiệp, một số hình thức kinh doanh và ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực như dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy quan trọng- những công ty này có thể đặt trụ sở ở bất cứ đâu. Trong khi đó, hình thức kinh doanh siêu thị lại hoàn toàn khác, địa điểm kinh doanh trong trường hợp này không thể tùy tiện chọn lựa. Vì thế, bạn hãy xét đến nhu cầu của doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty.
6. Dịch vụ điện tử=>Máy vi tính, website, dịch vụ thư điện tử… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu=>Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.
8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương=>Bạn có thường xuyên phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi doanh nghiệp của bạn “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.
Những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn đặt hàng…đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả những công việc cụ thể khác.
9. Những điều không mong đợi=>Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.
10. Tri thức là sức mạnh=>Bạn hãy cố gắng tìm hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc công ty hoạt động trong ngành đó. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập đã “đủ” hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.
Và đây là lời khuyên cuối cùng khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét